Hải Phòng: Khởi động tháng ‘Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng’

“Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, khả năng sáng tạo của thanh niên. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo phong trào thi đua sôi nổi kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn.

Các đại biểu nhấn nút khởi động Tháng Thanh niên 2024

Cụ thể, tháng Thanh niên 2024 sẽ triển khai nhiều hoạt động nhằm phát huy vai trò của tuổi trẻ thành phố Hải Phòng, thực hiện các công trình, phần việc góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và tham gia phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, đơn vị; Chú trọng thực hiện các công trình, phần việc ứng dụng công nghệ mới, tham gia vào quá trình thực hiện Chuyển đổi số; Tình nguyện bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Đồng hành với với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. 

Tọa đàm “khát vọng cống hiến – lẽ sống thanh niên”

Trong khuôn khổ chương trình còn diễn ra Tọa đàm “Khát vọng cống hiến – Lẽ sống thanh niên”. Đây là hoạt động thiết thực Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014) và 70 năm chiến thắng Cát Bi (7/3/1954 – 7/3/2014). Toạ đàm nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng, bồi đắp lý tưởng sống, khát vọng sống, khơi dậy tinh thần yêu nước, bồi đắp ý chí, khát vọng vươn lên cho thanh niên thành phố Hải Phòng để mỗi thanh niên đều có lý tưởng tốt đẹp, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc hôm nay và mai sau.

Khởi công nhà “đại đoàn kết” tại thị trấn An Dường (An Dương)

Tại chương trình cũng đã phát động Giải báo chí thành phố về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024; Trao quà cho thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện An Dương tổng trị giá 20 triệu đồng; Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên năm 2024 tổng trị giá 210 triệu đồng; trao tặng các biển tượng trưng nhà “Đại đoàn kết” tổng trị giá 80 triệu đồng, nhà “Khăn quàng đỏ” tổng trị giá 300 triệu đồng; 10.000 cây phi lao trị giá 100 triệu; Ra mắt bản tin số “Thanh niên Hải Phòng khởi nghiệp”.

Trao quà cho thanh, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn (huyện An Dương)

Dự kiến ngay trong tháng 3, Đoàn Thanh niên các cấp sẽ triển khai gần 150 hoạt động với tổng trị giá gần 7 tỷ đồng trong toàn chiến dịch. Các hoạt động sẽ được triển khai thường xuyên và rộng khắp trong suốt khoảng thời gian cao điểm của tháng Thanh niên, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của thanh niên toàn thành phố.

Ngay sau chương trình khai mạc là các hoạt động hưởng ứng tháng Thanh niên của Thành đoàn Hải Phòng và các cơ sở Đoàn, như: Khởi công nhà “Nhân ái” (tại thị trấn An Dương với kinh phí trao tặng 80 triệu đồng);Khởi công nhà “Khăn quàng đỏ” (tại xã An Hòa, huyện An Dương với kinh phí trao tặng 100 triệu đồng); Tổ chức Lễ kết nạp cho 5 thanh niên ưu tú vào Đoàn và trao Thẻ đoàn viên cho 80 đoàn viên tại Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh…

 

Posted in: Uncategorized

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phong trào ‘Dân vận khéo’ tại thị xã Ba Đồn

Năm 2023, Phong trào thi đua “Dân vận khéo” Kết quả thị xã đã xây dựng 252 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có 214 mô hình tập thể, 38 mô hình cá nhân. Các mô hình này đã góp phần giúp các địa phương, cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân, đưa vị thế và uy tín của thị xã ngày càng nâng cao.

Mô hình “Dân Vận Khéo” tiêu biểu của địa phương

Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 18/5/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Công văn số 65-CV/TU ngày 23/2/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2021 – 2025. Ban Thường vụ Thị ủy đã ban hành chỉ thị số 04.CT/ThU ngày 9/3/2021về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào, qua đó góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể các cấp tập trung vận động Nhân dân phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng trang trại, phát triển tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ… nhằm phát triển kinh tế, giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hình thành chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường; vận động Nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác dân vận, nhất là dân vận chính quyền gắn với xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” trong thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội trọng điểm. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên lĩnh vực kinh tế đã xây dựng được 63 mô hình. Trong nông nghiệp, nhiều địa phương đã vận động Nhân dân xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, ứng dụng công nghệ cao, nổi bật như: mô hình liên kết giá trị lúa gạo sạch gắn với tiêu thụ sản phẩm với diện tích trên 200ha trên địa bàn một số xã, phường với Tổng Công ty CP phân bón Sông Gianh; mô hình sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ tại xã Quảng Hòa; mô hình KHCN liên kết trồng dừa xiêm tại xã Quảng Lộc, Quảng Văn, Quảng Tiên; mô hình rau, quả nhà lưới ứng dụng công nghệ tại phường Quảng Long, Quảng Thuận, Quảng Phúc, Quảng Thọ; mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ tại xã Quảng Tiên; mô hình chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ tại phường Quảng Thuận, xã Quảng Hòa, Quảng Tiên; mô hình trang trại tổng hợp phát triển kinh tế tại xã Quảng Sơn; mô hình nuôi cá lồng bè trên sông tại xã Quảng Lộc, Quảng Minh; mô hình nuôi ghép tôm sú với cá dìa tại xã Quảng Văn; mô hình nuôi ốc bươu đen tại xã Quảng Sơn, Quảng Minh… Triển khai các mô hình, sản phẩm nông nghiệp chuỗi liên kết sản xuất theo chuổi giá trị, đã có nhiều sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh, như: tỏi đen Quảng Minh; ruốc, nước mắm Nhân Thọ; nem chua Quảng Long; gạo Quảng Hòa; đũa gỗ Quảng Thủy; nón lá Quảng Hải…. Trong phát triển tiểu thủ công nghiệp, tập trung vận động Nhân dân mở rộng quy mô, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các ngành nghề thế mạnh của địa phương; duy trì và phát triển 09 làng nghề truyền thống: Rèn đúc Nhân Hòa, nón lá Thổ Ngọa, Vân Lôi, Hạ Thôn, Quảng Văn, chổi đót Quảng Phong, sản xuất mây lục giác La Hà, nghề đan lát Thọ Đơn được UBND tỉnh công nhận, với trên 5.000 lao động tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập của người dân. Trong phát triển thương mại, dịch vụ thị xã đã quan tâm công tác quy hoạch phát triển các dịch vụ, thương mại; chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng để thực hiện các khu thương mại, dịch vụ; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh; lồng ghép chương trình cho vay bình ổn thị trường với chương trình kết nối ngân hàng, doanh nghiệp, hỗ trợ tối đa về hồ sơ, thủ tục vay vốn; phối hợp giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, các cơ sở dịch vụ. Qua đó, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân hằng năm 12,78%; hạ tầng thương mại dịch vụ gắn với du lịch được đầu tư nâng cấp, nhất là dịch vụ lưu trú, ăn uống; hạ tầng giao thông, dịch vụ vận tải phát triển mạnh; các dịch vụ về giáo dục – đào tạo, y tế có nhiều tiến bộ. Trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, các địa phương tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nâng cao, chuẩn đô thị văn minh; tham gia xây dựng mô hình khu dân cư kiểu mẫu; phong trào xây dựng mô hình đang lan tỏa rộng khắp trên địa bàn toàn thị xã. Nhân dân tích cực tham gia đóng góp kinh phí, hiến đất, ngày công với số tiền quy đổi trên 26 tỷ đồng để xây dựng các tuyến điện chiếu sáng, nhà văn hóa, cổng làng, mở rộng và bê tông hóa đường giao thông, lắp camera giám sát an ninh trật tự, trồng cây xanh, xây dựng vườn mẫu… góp phần thay đổi diện mạo của nông thôn, đô thị…điển hình ở các xã, phường: Quảng Hải, Quảng Tân, Quảng Thủy, Quảng Minh, Quảng Trung, Quảng Tiên, Ba Đồn, Quảng Long…Đến nay 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2023 có 02 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 06/06 phường đạt chuẩn đô thị văn minh; có 35 khu dân cư đăng ký triển khai việc xây dựng khu dân cư kiểu mẫu. Trong lĩnh vực an sinh xã hội, tập trung vận động các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp Nhân dân, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, làm giàu chính đáng, tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo; các cấp, các ngành luôn quan tâm chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện công tác cứu trợ và an sinh xã hội, hỗ trợ Nhân dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh Covid-19. Đã có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo để triển khai đến các tầng lớp Nhân dân, như cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, Đề án hỗ trợ giống bò sinh sản cho hộ nghèo vùng thiên tai, bão lụt, do Mặt Trận TQVN phát động; cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với các địa chỉ nhân đạo” của Hội Chữ Thập đỏ; chương trình “Tết sum vầy”, “Mái ấm Công đoàn” của Liên Đoàn Lao động thị xã; chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”, mô hình “Ngôi nhà xanh” thu gom phế liệu gây quỹ, “Nuôi heo đất” của Hội LHPN thị xã; mô hình “LLVT thị xã Ba Đồn chung tay vì người nghèo không để ai bỏ lại phía sau” của BCH Quân sự thị xã; mô hình “Nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn thị xã” của Phòng LĐ-TB xã hội; Mô hình “Rửa xe gây quỹ nâng bước em đến trường”, “Xe đạp yêu thương nâng bước em đến trường” của Đoàn Thanh niên thị xã; mô hình “Hùn vốn tiết kiệm giúp đỡ chị e có hoàn cảnh khó khăn vay mượn phát triển sản xuất, chăn nuôi” của Hội LHPN xã Quảng Thủy. Qua gần 03 năm thực hiện đã xây dựng được 33 nhà đại đoàn kết, tình nghĩa trị giá 1,8 tỷ đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn thị xã còn 1,99%. Chánh văn phòng Thị ủy Ba Đồn ông Trần Xuân Thái, chia sẻ: “Thực hiện phong trào thi đua DVK, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể thị xã đã tập trung hướng về cơ sở, vận động nhân dân tích cực phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; xây dựng các sản phẩm OCOP; đẩy nhanh thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án; đặc biệt là chương trình trọng tâm của thị xã về xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu…”. Đồng chí UVBTV TU, Bí thư Thị ủy Ba Đồn Trương An Ninh cho biết: “Năm 2024, Thị ủy sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện phong trào thi đua dân vận khéo, nhất là các tiêu chí của mô hình; đồng thời, chỉ đạo lựa chọn, đăng ký xây dựng các mô hình đảm bảo rộng khắp trên cả 4 lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh và xây dựng hệ thống chính trị, đảm bảo cân đối giữa các mô hình tập thể và cá nhân để phong trào “Dân vận khéo” phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của thị xã. Thời gian tới, cùng với duy trì, phát triển bền vững các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” đã có, Ban Dân vận Thị uỷ tiếp tục triển khai thường xuyên, sâu rộng, có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị; xây dựng các mô hình, điển hình những việc mới, việc khó gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Đồng chí Trần Thanh Hưng Trưởng Ban Dân vận Thị ủy chia sẻ: “Xác định công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, Ban Thường vụ Thị ủy luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đầy đủ các văn bản của Trung ương, tỉnh về công tác dân vận; để lan tỏa phong trào đến cơ sở. Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, các chi bộ, đảng bộ cơ sở chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chủ động triển khai thực hiện phong trào phù hợp với thực tiễn, trong đó đặc biệt quan tâm xây dựng các mô hình “dân vận khéo” Phong trào thi đua “Dân vân khéo” được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giai đoạn 2021 – 2023, toàn thị xã đã xây dựng được 252 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có 214 mô hình tập thể, 38 mô hình cá nhân. Xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng…”.

Sản phẩm OCOP tiêu biểu của thị xã Ba Đồn hướng đến phát triển kinh tế bền vững

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, thị xã Ba Đồn tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội gắn với phong trào thi đua yêu nước của từng địa phương, đơn vị; đổi mới cách thức và phương thức dân vận linh hoạt, sáng tạo, phát huy dân chủ; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua để phong trào ngày càng có sức lan tỏa sâu rộng. Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, Chính quyền và nhân dân thị xã tiếp tục phát huy phong trào “Dân vận khéo”, thực hiện tốt công tác dân vận trong hệ thống chính trị, vận động các nguồn lực thực hiện các công trình, phần việc, gắn với bảo đảm an sinh xã hội. Xây dựng những mô hình học tập và làm theo Bác, để tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của thị xã bền vững.

Posted in: Uncategorized

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *