Trung tâm Dạy nghề – TVL cho người mù và NKT miền Trung: Những thành quả đáng ghi nhận trong năm 2023

 Vừa qua, Trung tâm đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dạy nghề – tạo việc làm năm 2023 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2024. Hội nghị diễn ra thành công tốt đẹp và đánh giá cao các thành tích mà Trung tâm đã đạt được trong năm qua; đưa ra phương hướng nhiệm vụ cho năm 2024.

Ông Lê Văn Lộc – Chủ tịch HNM tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai giảng khóa học

Để phục vụ cho hoạt động Trung tâm được tốt, Trung tâm đã triển khai mua sắm các trang thiết bị; tham gia các Hội nghị, Hội thảo do UBND tỉnh, Sợp LĐTBXH, tỉnh hội tổ chức. Phối hợp cùng Ban đối ngoại tỉnh hội xây dựng kế hoạch tập huấn về vay vốn đối với NKT và các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là NKT và lập hồ sơ trình Viện ACDC, VFD xin tài trợ kinh phí. Tiến hành ký hợp đồng cùng Phòng việc làm Sở LĐTBXH, Ngân hàng CSXH tỉnh, Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh tổ chức tập huấn cho hơn 80 hội viên.

 Ngoài ra, năm 2023, Trung tâm còn làm việc với Sở Tài nguyên – Môi trường, Chi cục quản lý đất đai tỉnh về việc hợp nhất hồ sơ nhà đất của Trung tâm và đã được Sở Tài nguyên – Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới theo qui định.

Năm vừa qua, Trung tâm đã hoàn thành 03 khóa đào tạo nghề lưu động tại các huyện hội Phong Điền, Quản Điền và Phú Lộc tổng số 47 học viên với tổng kinh phí 194,8 triệu đồng. Ngoài ra, thực hiện thông báo của Trung tâm đào tạo cán bộ phục hồi chức năng và Ban thường vụ tỉnh hội về việc tuyển sinh học viên khóa 91; Trung tâm đã tổ chức điều tra, khảo sát và chiêu sinh học viên tham gia đào tạo ngành nghề xoa bóp bấm huyệt với tổng số 06 học viên (03 nam, 03 nữ), các học viên đã tập trung vào ngày 12/6/2023 để ổn định và đi vào học tập tại HNM tỉnh Khánh Hòa đến nay đã hoàn thành kế hoạch và đã được nhận chứng chỉ của Trung tâm đào tạo cán bộ – phục hồi chức năng.

Trung tâm tham gia đầy đủ các hội nghị do Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam tổ chức; Hội nghị biểu dương, vinh danh các tập thể, cá nhân tiêu biểu nhân kỷ niệm 76 năm ngày thương binh, liệt sĩ 27/7/1947 – 27/7/2023 tại Thành phố Hà Nội và tại Hội nghị Trung tâm đã có 02 cá nhân đã được Hiệp hội tặng bằng khen.

Trung tâm phối hợp cùng CLB Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật tỉnh xây dựng hồ sơ, kế hoạch, dự thảo điều lệ thành lập Hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật tỉnh.

Ngoài ra, trong năm 2023, Trung tâm còn chỉ đạo HTX Toàn Tâm thuộc HNM huyện Quảng Điền và HTX Nhân Ái thuộc HNM huyện A Lưới tổ chức Đại hội hết nhiệm kỳ, nhưng đến nay chỉ có HTX Toàn Tâm tổ chức thành công vào ngày 11/10/2023.

Công tác tuyên truyền được Trung tâm chú trọng và triển khai có hiệu quả, cụ thể: Trung tâm phối hợp cùng Đài PT-TH tỉnh (TRT), Trung tâm VH-TT các huyện, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các buổi lễ khai giảng và bế giảng; Tham gia triển lãm sản phẩm và hình ảnh tại Hội nghị biểu dương, vinh danh các tập thể, cá nhân tiêu biểu nhân kỷ niệm 76 năm ngày thương binh, liệt sĩ 27/7/1947 – 27/7/2023 tại Thành phố Hà Nội do Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam tổ chức; Phối hợp cùng phóng viên Đài PT-TH tỉnh (TRT) tiến hành khảo sát việc làm sau đào tạo nghề và xây dựng phóng sự Người mù vươn lên làm chủ bản thân trong việc tổ chức các cơ sở Massage do học viên, người mù tỉnh nhà tổ chức; Công ty TNHH MTV Niềm Tin 17.4 hoàn tất hồ sơ trình Hiệp hội Massage Người mù khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và tham dự hội thảo Massage Người mù khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 16 do TW Hội Người mù Việt Nam đăng cai tổ chức. Tại hội thảo Công ty TNHH MTV 17.4 đã được Hiệp hội Massge Người mù khu vực Châu Á  Thái Bình Dương công nhận là Cơ sở kiểu mẫu của khu vực; Công ty đã hoàn tất hồ sơ giới thiệu sản phẩm dịch vụ sản xuất gửi Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam nhằm quảng bá các sản phẩm có chất lượng do Công ty sản xuất lên sàn giao dich điện tử; Đôn đốc các đơn vị hoàn tất hồ sơ trình Sở LĐTBXH quyết định công nhận Cơ sở có sử dụng người lao động là khuyết tật từ 30% trở lên. Đến nay đã có Công ty TNHH MTV Niềm Tin 17.4, HTX Nhân Đạo, HTX Niềm Tin đã được thẩm định và công nhận. Đơn vị HTX Tình Thương và HTX Toàn Tâm đang tiến hành.

Ông Nguyễn Hữu Phước – PGĐ Sở LĐTBXH; ông Nguyễn Thanh Khanh – Trưởng phòng GDNN; ông Lê Văn Lộc – Chủ tịch HNM tỉnh chủ trì Hội nghị đóng góp ý kiến và thành lập Ban tổ chức, Hội đồng thi, Ban giám khảo, Ban giám sát và Tổ thư ký Hội thi

Trung tâm đã tổ chức Hội thi kỹ năng nghề với hơn 100 thí sinh tham gia đến từ 11 đơn vị. Hội thi đã diễn ra thành công 02 ngày trong tháng 4/2023 với 07 ngành nghề. Kết quả có 4 đơn vị đoạt giải, gồm: HNM huyện Quảng Điền (Giải nhất); HNM huyện Phong Điền (Giải nhì); HNM Thị xã Hương Thủy (Giải ba); Công ty TNHH MTV Niềm Tin 17.4. (Giải khuyến khích). Ngoài ra còn có 14 thí sinh đạt giải nhất; 10 đạt giải nhì; 10 giải ba; 08 thí sinh đạt giải khuyến khích.

Như vậy, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ dưới sự lãnh đạo năng động, sáng tạo của Ban Lãnh đạo; sự đồng lòng đoàn kết, nhất trí từ trên xuống dưới năm 2023 Trung tâm đã gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận, đưa Trung tâm ngày càng phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội./.

Posted in: Uncategorized

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM chế tạo Robot múa rối nước

Từ niềm đam mê sáng tạo công nghệ cùng mong muốn hỗ trợ các nghệ nhân khi biểu diễn không phải tiếp xúc với môi trường nước quá lâu. Nhóm sinh viên Viện Công nghệ thông minh, Đại học Kinh tế TP.HCM đã bắt tay nghiên cứu, chế tạo Robot múa rối nước.

Sản phẩm Robot múa rối nước của nhóm sinh viên được giới thiệu tại Đại học Bách khoa TP.HCM nhân ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2024.

Sinh viên Huỳnh Minh Thuận (quê Bến Tre), ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo thông tin, các nghệ nhân khi tham gia biểu diễn múa rối nước phải ngâm mình trong môi trường nước, về lâu có nguy cơ mắc phải các bệnh ngoài da, ảnh hưởng sức khỏe.

“Nhóm mong muốn Robot tự động hóa có thể hỗ trợ các nghệ nhân, khi ứng dụng vào thực tế sẽ góp phần gìn giữ loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống này…” – Minh Thuận bày tỏ. 

Minh Thuận bên hệ thống vận hành Robot tại nhà xưởng lắp ráp (Quận 8, TP.HCM).

Bắt đầu từ tháng 1/2024, sau 3 tháng thực hiện, sản phẩm Robot múa rối nước của các sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM đã hoàn thiện. Sản phẩm có trọng lượng khoảng 15kg, vận hành trong bể chứa có đường kính 1,5m và có thể chứa gần 5m3 nước, có thể hoạt động trong thời gian dài và nhiều lần.

Robot được vận hành theo 3 cơ cấu gồm: thanh truyền con lắc, thanh truyền dây đai, thanh truyền con quay. Ngoài khung sườn inox, phần còn lại là các con rối, nhóm chế tạo bằng nhựa và gỗ. Khác với việc điều khiển bằng tay như các nghệ nhận hay làm, sản phẩm của nhóm được điều khiển bằng remote hay wifi.

Tùy thuộc vào kịch bản, các sinh viên sẽ chế tạo các con rối, lựa chọn âm thanh sao cho phù hợp với nội dung biểu diễn. 

Đào Minh Duyên, sinh viên ngành chuyên ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo tại ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết: “Em và Thuận cùng một số bạn trong nhóm đều là sinh viên năm thứ nhất nên quá trình chế tạo Robot gặp nhiều khó khăn… Với phát triển Robot để ứng dụng rộng rãi trong thực tế, nhóm đã nỗ lực để có được sản phẩm tự động như ngày hôm nay”.

Sau mỗi lần Robot hoạt động, Minh Duyên sẽ cẩn thận kiểm tra lại hệ thống bo mạch, đường điện.

Theo Minh Duyên thông tin, ưu điểm của Robot sẽ giúp con người không phải tiếp xúc với nước quá nhiều trong quá trình biểu diễn loại hình nghệ thuật múa rối nước. Nhược điểm của sản phẩm là trong lúc điều khiển các thanh chuyền có những điểm chết thời gian và làm cho Robot bị chập chờn vài giây. Trong thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu để phát triển con Robot để sản phẩm phục vụ, ứng dụng vào thực tế nhiều hơn.

Đều là sinh viên năm nhất nhưng Minh Duyên và Minh Thuận vẫn ngày ngày miệt mài với những sản phẩm chế tạo của nhóm. 

PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh – Viện trưởng Viện Công nghệ thông minh và tương tác, ĐH Kinh tế TP.HCM, nhận định: “Việc ứng dụng Robot múa rối nước vào tự động hóa là cần thiết. Bên cạnh những ưu điểm hiện hữu, vấn đề khó của các sinh viên là làm như thế nào để người xem cảm nhận được cái hồn của nghệ thuật múa rối, sự tương tác của môi trường xung quanh”.

PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh chia sẻ nhà trường đã và đang hỗ trợ kinh phí để các sinh viên an tâm nghiên cứu, chế tạo các Robot tự động hóa để sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong thực tế đời sống.

“Robot của các bạn sinh viên chế tạo mới ở quy mô tự động hóa tương đối nhỏ, cần thời gian và nghiên cứu sâu hơn vào các hệ thống robot lớn, phức tạp và nhiều công nghệ. Về lâu dài, các sản phẩm robot do các bạn sinh viên tạo ra, hoàn toàn có thể ứng dụng vào thực tế và có khả năng thương mại hóa” – PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh chia sẻ thêm.

Để đảm bảo cho khả năng hoạt động lâu dài và nhiều lần, ngoài những khung inox, con rối thì động cơ và mạch điện của robot được lắp đặt phía trên mặt nước.

Posted in: Uncategorized

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *