Cấy chíp vào não để người khuyết tật có thể cử động

Tỷ phú Elon Musk, nhà sáng lập Neuralink dự kiến sẽ thử nghiệm cấy chip máy tính vào não của bệnh nhân bị liệt, nhằm giúp họ cử động.

Công ty Công nghệ Thần kinh Neuralink, do tỷ phú Elon Musk đồng sáng lập mới đây đã cho ra mắt ứng dụng mới của chip cấy vào não người. 

Chức năng của công nghệ này là nhằm giúp người mù khôi phục thị lực, phục hồi một số chức năng vận động của bệnh nhân chấn thương tủy sống.

Sản phẩm tập trung vào Link, thiết bị nhỏ như chồng tiền xu với hàng nghìn sợi dây mỏng hơn tóc, tương ứng các điện cực để cấy vào não người. Chip hoạt động bằng pin, có thể sạc từ xa và kết nối không dây với máy tính.

Để ứng dụng vào y học, con chip này vẫn phải trải qua nhiều thử nghiệm và tiếp xúc với AI (trí tuệ thông minh nhân tạo). Hiện tại, Công ty Neuralink đang nộp đơn xin cấp phép lên Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), tiến tới mục tiêu nghiệm chip trên người trong 6 tháng tới.

Neuralink trước đây từng chứng minh tính các điện cực có thể lắng nghe hoạt động bộ não. Bằng quy trình thu tín hiệu não từ con khỉ tên Pager chơi video game, những máy tính Neuralink học được cách giải nghĩa tín hiệu điều khiển vận động. Nhờ đó, con khỉ có thể điều khiển trò chơi thông qua tín hiệu não. Trong một sự kiện mới nhất của Neuralink, công ty để con khỉ tên Sake sử dụng trí óc để làm theo các gợi ý và gõ lên bàn phím ảo. Thiết bị cấy ghép sạc không dây với con khỉ ngồi bên dưới bộ sạc gắn vào nhánh cây phía trên đầu.

Neuralink

Một nghiên cứu của Neuralink được thử nghiệm trên khỉ. (Ảnh: Neuralink)

Ở một thí nghiệm khác, công ty sử dụng điện cực tủy sống lợn để điều khiển những chuyển động chân khác nhau. Công nghệ này nhằm hỗ trợ bệnh nhân bại liệt đi lại hay cử động tay. Phương pháp của Neuralink gồm tính năng chặn lệnh chuyển động của bộ não và chuyển hướng tới chân, đồng thời nghe tín hiệu cảm giác từ các chi và truyền trở lại bộ não để bộ não biết điều gì đang xảy ra.

Neuralink cũng thử nghiệm đưa dữ liệu hình ảnh quay bằng camera vào vỏ não thị giác của khỉ, cho con vật thấy những tia sáng ảo khiến nó nghĩ bản thân đang ở các nơi khác nhau. Công nghệ này được phát minh với mục đích giúp người mù nhìn thấy hình ảnh.

Sản phẩm thuộc thế hệ đầu của công nghệ Neuralink sử dụng 1024 điện cực và ở các sản phẩm trong tương lai gần, công ty sẽ sử dụng hơn 16.000 điện cực, giúp tăng đáng kể độ chính xác của hình ảnh mà người mù có thể nhìn thấy.

Tỷ phú Elon Musk nổi tiếng với những doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ mới như hãng xe điện Tesla, công ty vũ trụ SpaceX hay công ty xây đường hầm cao tốc The Boring Company. Tuy nhiên, với công nghệ Neuralink thì đây là dự án phức tạp và cần rất nhiều thời gian. Bởi phần cứng máy tính với não bộ người gặp khó khăn lớn về kỹ thuật, pháp lý và đạo đức.

Vì vậy, quá trình được FDA phê duyệt có thể khiến kế hoạch của Elon Musk thay đổi cũng có thể khiến kế hoạch thay đổi.

Theo Phó giáo sư khoa học thần kinh tại Đại học Colorado, người tham gia soạn thảo tài liệu hướng dẫn cấy ghép máy tính trên não của FDA vào năm 2016, ông Cristin Welle: “An toàn sẽ là quan tâm lớn nhất của FDA trong việc cho phép thử nghiệm thiết bị trên người”.

Elon Musk dự kiến, công ty Neuralink sẽ sản xuất hàng triệu chip não và bản thân ông cũng sẽ cấy một con chip. Để đạt mục tiêu, công ty đang tìm cách tự động hóa công nghệ hết mức có thể. Robot R1 của công ty sẽ xâu các điện cực vào bộ não mà không gây tổn thương mạch máu. Thế hệ máy móc tiếp theo được thiết kế để xử lý những ca phẫu thuật phức tạp hơn, bao gồm cắt xuyên qua bộ não.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *